Thông tin cho Tác giả

Quý tác giả quan tâm đến việc gửi bài đến tạp chí này, xin tham khảo Hướng dẫn cho tác giả để trình bày theo đúng mẫu của Tạp chí. Tác giả cũng cần phải register với tạp chí trước khi gửi hoặc, nếu đã đăng ký, có thể chỉ cần log in và bắt đầu quy trình năm bước.

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về thể loại bài gửi lên Tạp chí Khoa học HUFLIT; các loại khác nhau như sau:

1) Bài viết nghiên cứu (Research Article/Original Article) là loại bài viết phổ biến nhất khi gửi bài cho một tạp chí khoa học.
- Trình bày kết quả của một nghiên cứu gốc có giá trị khoa học cao đã được thực hiện bởi chính nhóm tác giả.
- Cấu trúc thường bao gồm: Tóm tắt (Abstract), Giới thiệu (Introduction), Phương pháp (Methods), Kết quả (Results), Thảo luận (Discussion), Kết luận (Conclusion) và Tài liệu tham khảo (References).
- Đòi hỏi tính mới mẻ, độ tin cậy và đóng góp của chính nhóm tác giả vào lĩnh vực nghiên cứu.
- Thuộc nhóm thể loại bài viết dài, có yêu cầu nghiên cứu gốc. 

2) Phương pháp luận (Methodology) là một phần quan trọng trong bài viết nghiên cứu (Research Arctile) có giá trị khoa học cao như là một bài báo độc lập, qua đó trình bày phương pháp hoặc kỹ thuật nghiên cứu mới hoặc cải tiến phương pháp hiện có.
Yêu cầu về nội dung:
- Mô tả chi tiết các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm thiết kế nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, v.v...
- Nhấn mạnh tính chính xác, khách quan và ưu việt của phương pháp.
- Độ dài trung bình, có thể có yêu cầu về nghiên cứu gốc.

3) Bài điểm báo (Review Article/Literature Review) để tổng hợp và phân tích các nghiên cứu đã được công bố về một chủ đề cụ thể. Có nhiều loại bài điểm báo, chẳng hạn,
- Bài tổng thuật (Narrative review): Tổng hợp thông tin một cách rộng rãi, ít tập trung vào phương pháp.
- Bài tổng quan hệ thống (Systematic review): Sử dụng phương pháp có hệ thống để tìm kiếm, đánh giá và tổng hợp các nghiên cứu, nhằm giảm thiểu thiên kiến.
- Phân tích tổng hợp (Meta-analysis): Sử dụng các kỹ thuật thống kê để kết hợp kết quả của nhiều nghiên cứu.
Yêu cầu nội dung:
- Không trình bày kết quả nghiên cứu mới mà đánh giá và tổng hợp các nghiên cứu hiện có, qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực đó. Đặc biệt cần phải xác định khoảng trống nghiên cứu và hướng đi tương lai, qua đó giúp các nhà nghiên cứu hoặc sinh viên cần tìm hiểu tổng quan về một lĩnh vực.
- Không bao gồm nghiên cứu gốc; nhưng phải dài, đôi khi dài hơn bài viết nghiên cứu gốc (Research Arcticle).

4) Thông báo kết quả (Brief Communication/Short Paper/Short Communication/Rapid Communication) nhằm nhanh hoặc tóm tắt các kết quả nghiên cứu quan trọng, thường là một phần của nghiên cứu lớn hơn. Yêu cầu nội dung:
- Tập trung vào những phát hiện mới, khẩn cấp hoặc có tính đột phá.
- Có thể được sử dụng để công bố kết quả ban đầu của một nghiên cứu đang được tiến hành.
- Ngắn gọn, tập trung vào một số kết quả chính.
- Không đầy đủ và dài như bài viết nghiên cứu, nhưng cũng phải có yêu cầu về nghiên cứu gốc

5) Nghiên cứu tình huống (Case Study/Case Report) để mô tả chi tiết một trường hợp cụ thể, thường là trong lĩnh vực y học, tâm lý học hoặc kinh doanh như là một hiện tượng, bệnh lý, hay sự kiện khoa học hiếm gặp. Chẳng hạn, cung cấp thông tin về bệnh sử, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và kết quả của bệnh nhân (trong y học) hoặc tình huống cụ thể trong các lĩnh vực khác. Cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu và thực hành, nhưng không thể được khái quát hóa cho toàn bộ quần thể.
Yêu cầu nội dung:
- Không có tính khái quát cao nhưng có giá trị thực tiễn.
- Chiều dài trung bình, có thể có nghiên cứu gốc.

6) Thư gửi biên tập viên (Letter to the Editor) thường là phản hồi hoặc bình luận về một bài báo đã được đăng trên tạp chí.
Yêu cầu nội dung:
- Có thể đưa ra ý kiến phản biện, bổ sung thông tin hoặc đặt câu hỏi cho tác giả của bài báo (Phản hồi, bình luận, hoặc bổ sung ý kiến về bài viết đã được xuất bản.)
- Đôi khi cũng được sử dụng để công bố những kết quả nghiên cứu rất ngắn gọn.
- Ngắn gọn, không phải là bài viết nghiên cứu.
- Có thể kèm với phản hồi từ tác giả bài viết gốc.

7) Bài xã luận (Editorial) được viết bởi tổng biên tập, hoặc thành viên ban biên tập, hoặc của một chuyên gia mà Tổng biên tập đặt hàng. Nội dung:
- Thể hiện quan điểm của tạp chí về một vấn đề thời sự liên quan đến lĩnh vực của tạp chí.
- Có thể bình luận về các bài báo được đăng trong số đó hoặc thảo luận về xu hướng nghiên cứu.
- Là bài viết ngắn, không cần có nghiên cứu gốc.