Biên dịch học liệu tại HUFLIT: Giảng dạy dịch cấu trúc trong thời đại 4.0
Abstract
Dạy biên dịch sử dụng học liệu không phải là vấn đề mới; tuy nhiên, trong một rừng dữ liệu trên mạng, việc chọn lọc ra tài liệu phù hợp cho từng cấp lớp đạt đủ các tiêu chí về tiệm tiến, cập nhật, độ khó, tính đánh giá được năng lực thật sự của người học, tính hấp dẫn, tính thẩm mỹ, tính văn hóa, tính chuyên sâu, … thực ra không phải việc đơn giản. Ngoài ra, tính phổ biến của đại diện của công nghệ 4.0 là Google Translate, Microsoft Bing Translation miễn phí trong ngành biên dịch với rất nhiều ưu điểm vượt trội giúp sinh viên (SV) hết sức đắc lực trong các bài tập về nhà, bài tập tại lớp, thậm chí trong các mini- test hay midterm test cũng gây phức tạp cho việc giảng dạy. Vấn đề nảy sinh quan trọng nhất là chất lượng và trình độ thực sự của SV không tăng lên vì quá phụ thuộc vào công cụ hỗ trợ, dẫn đến chất lượng đào tạo không đạt, SV không đáp ứng được chuẩn đầu ra. Dù SV có thể qua môn nhờ điểm giữa kỳ, điểm các mini-test và các loại bài tập, không nhiều SV có đủ năng lực thật sự để vượt qua đợt kiểm tra cuối học kỳ và các kỳ thi quốc tế. Bài viết này trình bày một số ý kiến về một mảng nhỏ của biên dịch theo học liệu – biên dịch cấu trúc – nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hơn năng lực thật sự của SV, thúc đẩy thái độ học tập tích cực và nâng tầm thực chất cho SV và tạo hiệu quả giảng dạy cụ thể.